Bơ -"Beurre" - cùng tìm hiểu về bơ
Phân loại theo nguồn gốc và thành phần cấu thành
1. Bơ từ sữa (100% butter): Được làm hoàn toàn từ sữa bò. Có hai loại chính:
Bơ tự nhiên (natural butter), còn gọi là sweet cream butter, thường sản xuất ở Úc và New Zealand.
Bơ lactic (cultured butter/fermented butter), thường sản xuất ở châu Âu.
Bơ tự nhiên (natural butter), còn gọi là sweet cream butter, thường sản xuất ở Úc và New Zealand.
Bơ lactic (cultured butter/fermented butter), thường sản xuất ở châu Âu.
2. Bơ từ mỡ động vật (100% animal fat): Làm từ mỡ bò, mỡ heo, hoặc mỡ cá voi. Một số tên thương mại ghi là “bơ động vật” không chính xác. Đây là loại bơ thay thế (substitute butter).
3. Bơ thực vật (vegetable fat): Chủ yếu làm từ dầu cọ (palm oil) hoặc dầu hạt cải (canola, rapeseed). Các tên gọi phổ biến bao gồm margarine, BOS (butter oil substitute), và shortening.
4. Bơ hỗn hợp (butter blend): Là hỗn hợp giữa bơ từ sữa và bơ thực vật. Tỷ lệ bơ từ sữa (butter) từ 1-70% quyết định chất lượng và giá thành.
5.Bơ dầu thay thế từ mỡ động vật và dầu thực vật: Phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng trong các lò bánh mì do giá thành cạnh tranh và chất lượng cao hơn bơ thực vật 100%.
Độ béo (fat) của bơ thường từ 78-82%, không liên quan đến loại bơ. Do giá thành bơ từ sữa cao, người ta thay thế bằng mỡ động vật. Mỡ bò được tinh chế thành chất béo động vật (animal fat) qua nhiều công đoạn, loại bỏ tạp chất và mùi ôi, thêm hương bơ và màu tự nhiên để tạo ra “buttery spread”. Loại này có điểm tan chảy tương tự bơ sữa, phổ biến ở Việt Nam và các nước đang phát triển. Ngoài ra, còn có bơ từ mỡ cá như mỡ cá tra, cá basa với giá thành rẻ.
Khi nói đến bơ động vật, cần xác định rõ là từ sữa động vật (butter milk) hay mỡ động vật (animal fat) và khi nói đến mỡ động vật, cần biết rõ là mỡ bò hay mỡ cá.
Với bài viết này hy vọng khách hàng sẽ lựa chọn đúng loại bơ cần thiết, trở thành người tiêu dùng thông thái và tận hưởng những lợi ích tuyệt vời từ sản phẩm chất lượng.


3. Bơ thực vật (vegetable fat): Chủ yếu làm từ dầu cọ (palm oil) hoặc dầu hạt cải (canola, rapeseed). Các tên gọi phổ biến bao gồm margarine, BOS (butter oil substitute), và shortening.
4. Bơ hỗn hợp (butter blend): Là hỗn hợp giữa bơ từ sữa và bơ thực vật. Tỷ lệ bơ từ sữa (butter) từ 1-70% quyết định chất lượng và giá thành.
5.Bơ dầu thay thế từ mỡ động vật và dầu thực vật: Phổ biến ở Việt Nam và được sử dụng trong các lò bánh mì do giá thành cạnh tranh và chất lượng cao hơn bơ thực vật 100%.
Độ béo (fat) của bơ thường từ 78-82%, không liên quan đến loại bơ. Do giá thành bơ từ sữa cao, người ta thay thế bằng mỡ động vật. Mỡ bò được tinh chế thành chất béo động vật (animal fat) qua nhiều công đoạn, loại bỏ tạp chất và mùi ôi, thêm hương bơ và màu tự nhiên để tạo ra “buttery spread”. Loại này có điểm tan chảy tương tự bơ sữa, phổ biến ở Việt Nam và các nước đang phát triển. Ngoài ra, còn có bơ từ mỡ cá như mỡ cá tra, cá basa với giá thành rẻ.
Khi nói đến bơ động vật, cần xác định rõ là từ sữa động vật (butter milk) hay mỡ động vật (animal fat) và khi nói đến mỡ động vật, cần biết rõ là mỡ bò hay mỡ cá.
Với bài viết này hy vọng khách hàng sẽ lựa chọn đúng loại bơ cần thiết, trở thành người tiêu dùng thông thái và tận hưởng những lợi ích tuyệt vời từ sản phẩm chất lượng.

